Nhắc tới xôi gấc nhiều người lại nhớ tới các dịp Lễ Tết hoặc cúng giỗ trong gia đình. Không chỉ có hương vị dẻo thơm, béo ngọt mà xôi gấc còn có màu rất đẹp mắt. Bên cạnh đó, cách chế biến và làm xôi gấc cực kỳ đơn giản. Mời bạn cùng BlogAnChoi khám phá cách làm xôi gấc ngay nhé.
Xôi gấc có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?
Ý nghĩa của xôi gấc trong ngày Tết
Ngày Tết thì không thể thiếu bánh chưng, củ kiệu, thịt kho hay bánh tét. Bạn cạnh đó, xôi gấc còn là món ăn không thể thiếu.
Sở dĩ xôi gấc được nhiều người dùng trong ngày Tết vì có màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Bên canh đó, xôi gấc còn biểu hiện cho sum vầy, đoàn viên và cuộc sống viên mãn.
Ý nghĩa của xôi gấc trong các dịp Lễ cúng
Trong các dịp cúng Lễ ông bà tổ tiên, xôi gấc là món ăn không thể thiếu. Bên cạnh đó, xôi gấc được bày trí trong bữa cơm còn có ý nghĩa chỉ sự dung hòa, thuận lợi trong công việc và gia đình êm ấm.
Ngoài ra, màu đỏ đặc trưng của xôi gấc còn mang ý nghĩa may mắn, đỏ thắm. Vì thế, xôi gấc thường được dùng các tiệc mừng thọ, cưới hỏi,…
Nguyên liệu và các bước làm xôi gấc
Nguyên liệu làm xôi gấc
- Cơm trái gấc: 200 gram
- Nếp Bắc: 500 gram
- Đường trắng: 50 gram
- Dầu ăn: 2 muỗng canh
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Nước cốt dừa: 100 ml
Dụng cụ làm xôi gấc:
- Nồi hấp xôi, muỗng, thau,…
- Khuôn nhựa ấn xôi
Các bước làm xôi gấc
Bước 1: Sơ chế trái gấc và ngâm nếp Bắc
Bạn lựa chọn trái gấc chín mọng từ 800 gram trở lên để khi tách hạt thì cơm gấc sẽ nhiều hơn. Bạn chú ý khi lấy cơm gấc nên làm sạch hạt và chỉ lấy mỗi phần thịt gấc.
Nếp Bắc bạn có thể ngâm qua đêm với nước sạch. Nếu không có thời gian, bạn có thể ngâm nếp với nước muối loãng từ 3 – 5 tiếng trước khi nấu.
Bước 2: Trộn nếp và gấc lại với nhau
Để tách hạt và thịt gấc dễ dàng hơn bạn nên cho 2 muỗng canh dầu ăn để bóp phần thịt gấc. Sau khi lấy phần thịt gấc xong bạn cho thêm ½ muỗng cà phê muối vào thịt gấc.
Phần nếp sau khi ngâm bạn vớt cho ráo nước và trộn với phần thịt gấc. Bạn nên trộn đều và nhẹ tay để gấc được lẩn đều trong từng hạt nếp.
Bước 3: Hấp xôi gấc
Sau khi trộn nếp và thịt gấc lại với nhau, bạn đem hỗn hợp này đi hấp trong vòng 40 – 50 phút. Tuy nhiên, khi hấp xôi gấc được 20 phút, bạn nên rưới nước cốt dừa vào xôi để gia tăng độ béo và ngọt của xôi.
Xôi gấc hấp được 35 – 40 phút thì bạn tiếp tục cho 50 gram đường vào xôi. Sau đó, bạn có thể tắt bếp vì xôi đã chín và được coi như là hoàn thành.
Thành phẩm và thưởng thức xôi gấc
Xôi gấc sau khi nấu chín, bạn cho vào khuôn và tạo hình theo ý thích. Sau khi nấu xong, bạn có thể thưởng thức ngay. Ngoài ra, bạn có thể thêm một ít dừa bào sợi hoặc mè rang để tăng độ thơm béo cho xôi.
Xôi gấc sau khi thành phẩm thì nóng hổi, có vị dẻo thơm của nếp và gấc pha trộn với nhau. Bên cạnh đó, màu sắc đỏ cam của xôi gấc làm nổi bật mâm cỗ ngày Tết hay dịp Lễ nào đó của gia đình bạn.
Một số lưu ý khi làm xôi gấc mà bạn không nên bỏ qua
Để nấu thành công xôi gấc ngay từ lần đầu tiên. Bạn nên chú ý tới cách chọn nếp và thời gian hấp xôi phù hợp.
Cụ thể:
- Bạn nên chọn loại nếp dẻo, hút nước như nếp Bắc để tránh xôi bị nhão sau khi nấu.
- Trong quá trình tách hạt gấc, bạn có thể thêm dầu ăn hoặc một ít rượu để dễ tách thịt hạt gấc hơn.
- Trong quá trình hấp xôi được khoảng 20 phút. Bạn nên thêm nước cốt dừa vào để xôi được dẻo thơm.
Mời bạn tham khảo thêm cách làm xôi gấc thông qua video của Bếp Cô Minh dưới đây:
Một số bài viết cùng chuyên mục mà bạn có thể quan tâm:
- Cách làm cá hồi ngâm tương đậm đà, bắt cơm
- Top 5 món ăn tại Montreal nhất định phải trải nghiệm khi đến Canada
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nấu xôi gấc thành công. Đồng thời học được những mẹo hữu ích để tránh xôi bị nhão hay không tơi xốp trong quá trình nấu. Bên cạnh đó đừng quên theo dõi nhiều bài viết mới từ BlogAnChoi nhé.
Hướng dẫn rất chi tiết